Chiều cao của người Việt sau 10 năm

Chuyên gia cho biết, chiều cao của người Việt có thể sẽ có sự thay đổi mạnh mẽ so với giai đoạn trước đây. Chúng ta sẽ sớm vươn lên tốp 4 khu vực Đông Nam Á trong thời gian tới.

{keywords}
{keywords}

Theo số liệu tổng điều tra toàn quốc của Việt Nam năm 2010, nam giới nước ta trung bình cao 164.4cm, nữ cao 153,6cm. So với trung bình của thế giới hiện nay (nam 171cm, nữ 159cm), người Việt thấp hơn gần 7cm ở nam và 5cm ở nữ. Với số liệu này, Việt Nam đứng thứ 182/200 quốc gia/vùng lãnh thổ ở chiều cao trung bình của nam, và 188/200 về chiều cao trung bình ở nữ. 

Tại khu vực Đông Nam Á, chiều cao của người Việt xếp thứ 6 trên tổng số 11 nước. Trong đó, nước ta cao hơn Đông Timor, Campuchia, Lào, Indonesia, Philippines nhưng thấp hơn Singapore, Thái Lan. Malaysia, Brunei, Myanmar.

{keywords}

Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, Phó Tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam nhận định, trong thời gian tới đây, thứ hạng về chiều cao của người Việt có thể sẽ có sự thay đổi mạnh mẽ.

“Theo tôi, trong thời gian tới chiều cao của người Việt sẽ vươn lên tốp 4 của khu vực Đông Nam Á, đứng sau Singapore, Thái Lan và Malaysia”, ông Sơn đánh giá.

Tiến sĩ Sơn nhấn mạnh, kết quả điều tra tầm vóc người trưởng thành của các quốc gia được đánh giá từ tầm vóc những người trên 20 tuổi.

Vì vậy, “chiều cao người Việt” lấy từ cuộc Tổng điều tra dinh dưỡng quốc gia năm 2010 thực tế chính là tầm vóc những người sinh trước năm 1990, thời điểm nền kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn, các chương trình chăm sóc sức khoẻ chưa được triển khai đầy đủ như mong muốn.

Với cuộc tổng điều tra tới đây, đối tượng được đo tầm vóc sẽ là những người sinh năm 2000, thời điểm nền kinh tế Việt Nam đã có những phát triển mạnh, các chương trình chăm sóc sức khoẻ được thực hiện đầy đủ hơn. Đặc biệt, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em đã được triển khai trên toàn quốc từ năm 1998 do Viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế) chủ trì.

Tiến sĩ Sơn thông tin thêm, giai đoạn từ năm 2000 đến nay, các số liệu của chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em liên tục cho thấy tình trạng dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam được cải thiện theo hướng tích cực hơn sau mỗi năm. Và thời điểm năm 2020 là lúc mà những trẻ em sinh năm 2000 này đến tuổi trưởng thành.

“Như vậy, chúng ta sẽ bắt đầu thu được các thành quả từ sự phát triển kinh tế và các chương trình can thiệp cải thiện sức khoẻ cộng đồng từ hơn 20 năm qua. Đó là lý do tôi nhận định số liệu công bố sắp tới về chiều cao người Việt sẽ có sự gia tăng đáng kể so với kết quả năm 2010”, Tiến sĩ Sơn cho biết.

{keywords}

Chiều cao của người Việt đã có sự tăng lên đáng kể, tuy nhiên vẫn còn có sự cách biệt so với một số nước trong khu vực.

Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn thông tin, hiện nay, nam giới Nhật Bản cao trung bình 170.8cm; nam giới Hàn Quốc cao 174.9cm, nam giới Singapore là 172.6cm trong khi đàn ông Việt chỉ cao trung bình 164.4cm.

So sánh về tốc độ tăng trưởng tầm vóc, Tiến sĩ Sơn cho rằng nước ta hiện không có sự chênh lệch đáng kể với các nước trong khu vực.

Tuy nhiên, trong giai đoạn trước đây, một số nước bình diện tương đương Việt Nam có tốc độ tăng trưởng chiều cao nhanh đột biến. Bởi vậy, tầm vóc hiện tại của họ có sự vượt trội so với người Việt.

Lý do là bởi các nước nói trên đã triển khai các chương trình về dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người dân từ rất sớm.

{keywords}

Ngay từ năm 1946, Nhật Bản xây dựng chương trình Bữa ăn học đường, trong đó rất chú trọng vào Sữa học đường. Năm 1954, nước Nhật quy định cán bộ phụ trách dinh dưỡng trong mỗi trường học không chỉ là người lên thực đơn cho trẻ mà còn là người đảm trách việc giáo dục về dinh dưỡng.

Thái Lan cũng bắt đầu triển khai chương trình Bữa ăn học đường từ những năm 1990, Trung Quốc là từ năm 1987.

Ngoài ra, ở những nước nói trên, các chính sách cho phụ nữ mang thai như bổ sung sắt, bổ sung vi chất,…; chính sách chăm sóc sức khỏe trẻ em như hướng dẫn bổ sung ăn dặm, hướng dẫn dinh dưỡng khi trẻ bị bệnh, bổ sung vitamin A, tẩy giun, tập luyện thể chất,… đều được nhiều quốc gia thực hiện rất tốt.

Với Việt Nam, đến năm 1998, nước ta mới triển khai trên toàn quốc chương trình phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ. Năm 2012, Việt Nam bắt đầu thử nghiệm dự án Bữa ăn học đường tại 3 thành phố lớn (TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng). Cuối năm 2016, đầu 2017, dự án được triển khai trên toàn quốc thông qua phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng.

{keywords}

Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn khẳng định, để tiếp tục nâng cao tầm vóc cho người Việt, chúng ta cần liên tục triển khai những giải pháp toàn diện từ giai đoạn người mẹ chuẩn bị mang thai, giai đoạn mang thai, giai đoạn trẻ dưới 5 tuổi, giai đoạn học đường đến khi chấm dứt tăng trưởng ở khoảng 21 tuổi.

Trong đó, giải pháp đặc biệt quan trong là cải thiện vấn đề dinh dưỡng. Theo các nghiên cứu, gen di truyền có vai trò quan trọng trong xác định “khoảng chiều cao” thì dinh dưỡng là một yếu tố quyết định chiều cao cụ thể trong “khoảng chiều cao” được quy định bởi gen.

{keywords}

Nói cách khác, dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong tối ưu chiều cao trong khoảng qui định của yếu tố Gen. Ngoài ra còn có các yếu tố về tập luyện, môi trường – bệnh tật, giấc ngủ…

Những chương trình dinh dưỡng trong vài chục năm qua đã được triển khai bởi Viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế) với sự tham gia tích cực của nhiều Bộ, Ngành và tất cả các địa phương và đã thu được các kết quả cao trong giảm mạnh tỷ lệ suy dinh dưỡng, cải thiện kiến thức và thực hành dinh dưỡng của người dân.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Sơn cho rằng, các chương trình can thiệp, giáo dục dinh dưỡng, giám sát dinh dưỡng không thể vì thành tích đã giảm được tỷ lệ suy dinh dưỡng trong những năm qua mà dừng lại không tiếp tục được đầu tư.

“Mỗi năm, chúng ta có gần 2 triệu trẻ em mới ra đời. Việc giáo dục dinh dưỡng cho các bà mẹ mới, các can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em mới ra đời vẫn cần phải tiếp tục đẩy mạnh và duy trì nếu chúng ta muốn tiếp tục thành công trong ngăn chặn suy dinh dưỡng trẻ em và cải thiện tầm vóc của người Việt”, ông Sơn chia sẻ.

Một nội dung can thiệp cũng cần tập trung phát triển hơn nữa trong các năm tới là đẩy mạnh truyền thông chính thống về dinh dưỡng. Hiện nay, các bà mẹ được tiếp cận với rất nhiều nguồn thông tin về chế độ dinh dưỡng, có những thông tin tốt, nhưng cũng có nhiều những thông tin sai lệch, làm bà mẹ bị “lạc lối” giữa “rừng thông tin”.

Các chủ đề chăm sóc dinh dưỡng quan trọng cần được coi là trọng tâm trong truyền thông bao gồm chăm sóc dinh dưỡng theo từng giai đoạn trong thai kỳ (3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối), nuôi con bằng sữa mẹ, ăn bổ sung, chế độ ăn khi trẻ bệnh…

Bên cạnh đó, việc nâng cao kiến thức chuyên môn về dinh dưỡng cho chính lực lượng bác sĩ điều trị cũng là một chủ đề quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.

Cũng trong việc cải thiện dinh dưỡng, Tiến sĩ Trương Hồng Sơn nhấn mạnh, cần chú ý tới một vấn đề đặc biệt quan trọng là bữa ăn học đường chứ không nên chỉ dừng lại ở sữa học đường.

Các bữa ăn học đường đóng góp khoảng 1/3 đến 1/2 giá trị năng lượng và dinh dưỡng cho trẻ trong ngày. Trẻ trong độ tuổi đi học cần có các bữa ăn học đường đảm bảo số lượng và chất lượng vì đây là giai đoạn tăng trưởng nhanh về chiều cao (chỉ sau giai đoạn thai nhi và 3 năm đầu đời).

{keywords}

Theo như đánh giá của ông Sơn, chúng ta đã và đang làm tốt ở việc nâng được tỷ lệ ăn bán trú lên cao. Kết quả khảo sát của Bộ GD-ĐT năm 2016 tại 63 tỉnh, thành cho thấy, cả nước có 3.692 trường học có bán trú, trong đó 95% trường có bếp ăn tập trung với số học sinh trên 2,6 triệu.

Tuy nhiên, trên thực tế, bữa ăn học đường ở nhiều nơi hiện rất đơn điệu, về lý thuyết cũng tuân theo 4 nhóm dinh dưỡng như khuyến nghị nhưng chất đạm chủ yếu là thịt lợn, không đa dạng thực phẩm, không đa dạng về chế biến, bữa ăn thường xuyên bị lặp lại món ăn, đồ ăn chế biến đơn giản, giá trị dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng thấp.

Lý do của việc này có phần chủ quan từ phía nhà trường và đơn vị cung cấp bữa ăn, nhưng cũng có phần khách quan từ chi phí đóng góp cho bữa ăn học đường còn quá thấp. Theo đó, hiện chi phí một bữa ăn học đường theo quy định “kịch trần” là 27.000 đồng/ngày.

Với mức chi phí như vậy là bài toán khó cho các nhà trường, các đơn vị cung cấp xuất ăn và cả cho các chuyên gia khi tính toán khẩu phần ăn cho trẻ.

Năm 2018 Viện Y học ứng dụng Việt Nam đã triển khai đề tài nghiên cứu xây dựng thực đơn cho các cấp tiểu học, trung học cơ sở theo từng mùa, đề tài đã được nghiệm thu xuất sắc khi đã đưa ra thực đơn hướng đến tăng trưởng chiều cao và đa dạng hoá thực phẩm, món ăn (4 tuần không lặp lại món ăn), tuy nhiên hiện nay chỉ một số trường áp dụng được do vấn đề trượt giá của thực phẩm.

Để cải thiện tình trạng này, theo Tiến sĩ Sơn, cần nâng cao chi phí đầu tư các bữa ăn cho trẻ.

“Ở các quốc gia, chi phí ăn bán trú 1 ngày của học sinh vào khoảng 3 đến 5 đô la (khoảng 70.000 đồng đến 115.000 đồng). Tất nhiên, chúng ta không thể so sánh bởi mức sống và thu nhập của họ có thể cao hơn Việt Nam. Tuy nhiên, tôi cho rằng mức 27.000đ/ ngày trong tình hình vật giá đều tăng như hiện nay là không đảm bảo bữa ăn đủ dinh dưỡng cho trẻ”, ông Sơn chia sẻ.

Ông Sơn lưu ý thêm, việc nâng lên mức đóng góp của phụ huynh có thể là gánh nặng cho các gia đình nghèo. Vì vậy, Chính phủ nên xem xét có các giải pháp trợ giá cho bữa ăn học đường như một số nước đã áp dụng.

“Tôi cho rằng đó là một giải pháp nên áp dụng, và nó phù hợp với quan điểm “giành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em” và thể hiện chính sách đầu tư chiến lược vào chất lượng con người Việt Nam”, Tiến sĩ Sơn nhấn mạnh.

Một bữa ăn học đường “chất lượng” cần đảm bảo đủ các nguyên tắc sau: đảm bảo đủ năng lượng (không thừa/ không thiếu); đa dạng hoá thực phẩm (hàng ngày có ít nhất 5/8 nhóm thực phẩm, ít nhất 15 loại thực phẩm/ ngày; không đơn điệu hoá bữa ăn (ít nhất 2 tuần không lặp lại món ăn, trừ trứng, sữa).

Bên cạnh đó: đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng; thực phẩm nên là của địa phương và được lựa chọn theo mùa; thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng có lợi cho tăng trưởng chiều cao; giảm sử dụng muối, đường; uống đủ nước…

Ngoài dinh dưỡng, chế độ tâp luyện là yếu tố cũng có vài trò trong cải thiện chiều cao. Theo các chuyên gia y tế, đối với trẻ nhỏ, cần tối thiểu 3 tiếng một ngày để trẻ vận động, chạy nhảy còn đối với trẻ lớn (từ giai đoạn tiền dậy thì) cần ít nhất 1 tiếng.

{keywords}
Đối với trẻ nhỏ, cần tối thiểu 3 tiếng một ngày để trẻ vận động, chạy nhảy

Tiến sĩ Sơn cho biết, trong những năm gần đây, chúng ta đã triển khai được nhiều chương trình, phong trào thể thao cho mọi lứa tuổi. Các giờ giáo dục thể chất trở thành môn học bắt buộc trong nhà trường.

Mặc dù vậy, hiểu biết về luyện tập của người dân đa phần không nhiều, thường là luyện tập tự do; các sân bãi tại một số trường còn chật chội, trẻ em tham gia vào các câu lạc bộ thể thao chưa nhiều.

Để trẻ yêu thích việc tập luyện, các con cần được làm quen với thể thao từ nhỏ, tìm kiếm môn thể thao yêu thích. Ưu tiên các môn thể thao ngoài trời và mang tính kéo dãn nhằm thúc đẩy tang trưởng chiều cao như cầu lông, bóng rổ, bơi, đạp xe… Vấn đề sân bãi, không gian luyện tập cũng cần được cải thiện để trẻ có môi trường luyện tập lý tưởng.

Một trong những yếu tố không nhỏ khác ảnh hưởng tới tầm vóc của trẻ chính là điều kiện về môi trường – bệnh tật. Hiện nay, cùng với sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, môi trường của chúng ta đang gặp nhiều vấn đề ô nhiễm.

Đó là nguyên nhân không nhỏ dẫn tới các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu chảy ở trẻ, đó cũng là những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ em.

“Một số đề án của các Bộ Ngành hiện nay xây dựng với mục tiêu cải thiện tầm vóc người Việt sau 5 năm, tôi cho rằng đó là điều không thể cả về mặt lý thuyết và thực tế. Cải thiện tầm vóc người Việt là một mục tiêu đòi hỏi Chính phủ cần tiếp tục có 1 chiến lược đầu tư mạnh mẽ, lâu dài, bài bản với các giải pháp tổng thể”, Tiến sĩ Trương Hồng Sơn kết luận.

Bài: Nguyễn Liên  - Ảnh: Lê Anh Dũng, Minh Tuấn - Thiết kế: Quốc Dũng



from Tin mới nóng - Tin tức mới nhất, hot nhất | Báo VietNamNet https://ift.tt/2Beamcm
via IFTTT

Comments